Xe Nâng Người hiện nay đang dần trở nên phổ biến trong ngành xây dựng và các công việc đòi hỏi làm việc trên cao bời sự an toàn, thông dụng và còn có thể tiết kiệm về thời gian và tiền bạc.
Trong quá trình vận hành cũng như sử dụng xe nâng người không tránh khỏi những rủi ro do nhiều yếu tố khác nhau mang lại, làm gián đoạn việc thi công, và còn có thể gây nguy hiểm cho người vận hành và những người xung quanh…
Dưới đây là tổng hợp các lỗi rất dễ gặp phải trong quá trình sử dụng Xe Nâng Người.
Lỗi Xe Nâng Người bị lật
Tình huống này trên thực tế rất hiếm gặp nhưng hậu quả mang lại thì rất lớn.
Nguyên nhân gây ra lỗi này là khi Xe Nâng Người di chuyển trên mặt đường gồ ghề, không bằng phẳng, dẫn đến việc xe nâng bị lật, gây nguy hiểm cho chính người vận hành xe và cả những người xung quanh.
Mỗi loại xe nâng có đặc tính kĩ thuật khác nhau, phù hợp với từng loại địa hình. Vậy nên cần phải kiểm tra thật kĩ địa hình, môi trường xung quanh địa điểm thi công và lựa chọn loại xe nâng phù hợp để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
LỗI chở quá trọng tải
Tuỳ từng loại xe nâng sẽ có quy định về trọng tải tối đã đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như người vận hành xe nâng. Trọng lượng tối đa được quy định của xe nâng người thường là từ 150kg – 200kg.
Khi mắc phải lỗi này sẽ gây nên sự mất cân bằng, xe không bảo đảm an toàn do đối trọng xe bị vô hiệu hoá. Thêm vào nữa, về lâu dài, sẽ khiến xe gặp phải một số trục trắc kĩ thuật như: Phốt, ti nâng nhanh hỏng, thiết bị an toàn xe bị hư hỏng, làm giảm sự an toàn khi sử dụng xe và làm giảm tuổi thọ của xe.
Điều này thường xảy ra do sự chủ quan hoặc do sơ suất của người vận hành khi chưa nắm rõ trọng tải, thông số kỹ thuật xe. Do đó, người vận hành xe cần phải nắm rõ, và tuân thủ đúng theo thông số của xe.
Lỗi không làm chủ vận tốc xe
Xe Nâng Người thường được ứng dụng khi làm việc trên cao như thi công, lắp đặt ống gió, điều hoà trong nhà xưởng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị máy móc trên cao khác, công việc cứu hộ, cắt tỉa cây hay để lau kính tại các toà nhà cao tầng,… Điểm chung của những công việc này là đều thực hiện tại những nơi đông người. Nếu người vận hành không thể làm chủ tốc độ xe có thể va phải người khác hoặc va vào vật cản bất kỳ.
Do vậy, người vận hành cần cẩn thận trong khi vận hành xe, di chuyển xe chậm, bật cảnh báo và luôn luôn làm chủ tốc độ xe khi điều khiển xe để tránh gây tai nạn cho chính bản thân và những người xung quanh. Người vận hành luôn phải kiểm tra hệ thống cảnh báo, luôn giữ chế độ an toàn khi sử dụng xe, khi xe lên cao thì tốt nhất không nên di chuyển xe.
Lỗi vận hành do ảnh hưởng xấu từ môi trường
Các yếu tố khách quan như môi trường làm việc không quang (như cây cối che khuất tầm nhìn hoặc dây điện chằng chịt,…) hay gặp thời tiết xấu (như gió mạnh, sấm chớp, bão lũ,…) cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình vận hành xe nâng. Vì vậy, tuyệt đối không vận hành xe khi có biểu hiện thời tiết xấu hoặc trong môi trường không đảm bảo.
Lỗi hệ thống nâng
Lỗi hệ thống nâng thường gặp đó là: các khớp nâng khi sử dụng lâu dài thường bị khô, dẫn đến việc các khớp nâng bị kẹt, không nâng lên được, ống nâng thuỷ lực hết dầu hoặc bị rò rỉ gây thất thoát dầu trong quá trình sử dụng.
Để tránh gặp phải lỗi cơ bản trên, xe nâng người cần được bảo dưỡng thường xuyên để các khớp nâng luôn hoạt động trơn tru, ống thuỷ lực phải đảm bảo luôn trong trạng thái đủ dầu, đem lại sự an toàn trong quá trình vận hành xe.
Lỗi hệ thống điện
Xe Nâng Người hoạt động bằng điện. Trong quá trình vận hành, nếu không đáp ứng đủ lượng điện năng sẽ dễ dàng dẫn đến tình huống khi đang sử dụng xe đột ngột dừng lại, gây mất thời gian. Vì vậy xe nâng người cần phải được bảo dưỡng, kiểm tra bình điện, hệ thống điện định kỳ. Ngoài ra, trước khi sử dụng, người vận hành cần phải kiểm tra thật kĩ hệ thống điện đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dũng hay chưa, nếu chưa đáp ứng đủ thì phải có biện pháp hợp lý, nhanh chóng để xử lý kịp thời.
Lỗi nhảy khỏi sàn nâng
Rất nhiều người khi vận hành xe nâng thường rất chủ quan khi nhảy khỏi sàn xe khi xe nâng chưa hạ xuống hết. Điều này hết sức nguy hiểm, hãy đảm bảo xe nâng người đã dừng hoàn toàn thì mới xuống, đảm bảo an toàn bản thân cho chính người vận hành.
Lỗi do gắn thêm thiết bị tăng chiều cao
Trong quá trình thi công, mặc dù xe nâng đã đạt đến chiều cao tối đa nhưng vẫn chưa đủ để công nhân thực hiện công việc. Khi gặp tình huống này, công nhân thường sẽ leo lên khung (lan can) xe nâng, hoặc sử dụng thêm thiết bị khác tăng chiều cao làm việc như sử dụng thang. Nhưng điều này cực kỳ nguy hiểm, rất dễ bị trượt chân, không an toàn.
Vậy nên, khi thi công, nhà thầu cũng như người lao động cần nắm rõ độ cao làm việc, lựa chọn loại xe nâng người có chiều cao phù hợp, tránh tình huống xấu có thể xảy ra.
Trên đây là một số lỗi thường gặp khi vận hành xe nâng người mà Chúng tôi tổng hợp được. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không cần thiết trong quá trình làm việc.
Cảm ơn bạn đồng hành cùng Chúng tôi!
Mọi thông tin cần tư vấn, xin hãy liên hệ với Chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH BẰNG THỊNH
Chuyên bán và cho thuê xe nâng người chất lượng cao.
📍 Địa chỉ: TDP Đạm Phú, Phường Tiền Châu, Thành phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
☎️ HOTLINE: 0975.542.385
🌐 Website: http://xenangbangthinh.com/
🔗 Fanpage: https://www.facebook.com/xenangnguoibangthinh
📩 Email: cskh@xenangbangthinh.com